Nhà Gỗ Đăng Hoàn

THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NHÀ GỖ ĐẸP CỦA NHÀ GỖ TÀI LỘC

Nhà gỗ Nghệ An

Nội dung

Giới thiệu về kiến trúc nhà gỗ đẹp

Thiết kế nhà gỗ đẹp là kiểu kiến trúc như thế nào?

Nổi tiếng là kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam lâu đời, nhà gỗ đẹp là một phong cách thiết kế kiến trúc truyền thống, được phát triển từ những năm đầu của các dân tộc sử dụng gỗ để xây dựng nhà cửa. Kiến trúc nhà gỗ đẹp thường có các đặc điểm như sử dụng gỗ chất lượng cao, thiết kế tinh tế và cầu kỳ, kết cấu chắc chắn và bền vững, tạo nên một không gian sống thoáng đãng và ấm cúng.

Những ngôi nhà gỗ đẹp thường được thiết kế với các kiểu dáng độc đáo và mang tính truyền thống của vùng địa phương. Nhà gỗ của Việt Nam nổi tiếng với đặc trưng như Dốc mái thẳng, Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên , Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới

Bố cục nhà gỗ đẹp cổ truyền phổ biến thường là hình thước thợ và bố cục hình chữ môn. Ngoài ra, người ta cũng thường làm nhà theo: kiểu chữ đinh, chữ nhất và chữ nhị…

Người Việt rất coi trọng chất liệu làm nhà, họ thường lựa chọn các loại gỗ chắc có độ bền cao và khả năng chống mối mọt tốt. Tiêu biểu như: Gỗ mít, gỗ lim, gỗ hương, gỗ xoan, gỗ sến, táu…để có thể tồn tại vững chắc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà người ta sẽ chọn lựa các loại vật liệu khác nhau. Giàu có thì làm bằng Lim, Đinh, Táu, bậc trung thì gỗ Mít…Nhà Việt truyền thống còn là biểu trưng cho sự kết tinh của tâm sức, ý chí và là tiền bạc, của cải của cả gia đình.

nhà gỗ đẹp

Đặc điểm đặc trưng của dạng kiến trúc nhà gỗ

Mái nhà gỗ

Mái nhà gỗ đẹp cổ truyền luôn được cách điệu, tuy không quá cầu kỳ, chi tiết nhưng hầu hết đều có triền mái thẳng hếch lên ở phía góc mái mang lại cảm giác thanh thoát cho ngôi nhà. Đây cũng là biểu tượng cho nền văn minh coi trọng sông nước.
Thông thường, mái nhà gỗđẹp được lợp bằng loại ngói mũi hài hoặc ngói vẩy rồng với hình thức 4 mái hoặc 2 mái để đảm bảo độ bền, chắc chắn. Mái hiên được đỡ bằng kẻ hay bảy.

Cột nhà

Trong kiến trúc nhà gỗ đẹp truyền thống, cột trụ nhà được coi như phần đỡ chính của công trình. Tất cả sức nặng của ngôi nhà đều đặt lên cột vì thế, cột trụ nhà thường được làm dạng hình tròn, to mập và phình ở giữa, đôi khi cũng sử dụng cột vuông.

Ngoài ra, trong nhà gỗ đẹp truyền thống vì nhà cũng giữ vai trò quan trọng. Các vì được dựng lên và nối với nhau bằng xà ngang, xà ngưỡng tạo thành hình hộp. Sau đó sẽ tiến hành lợp mái và xây tường. Và không gian giữa hai vì được gọi là gian nhà.

– Hoa văn trang trí

Mang đậm văn hóa dân gian của người Việt, trong mỗi căn nhà gỗ đẹp đều được chạm khắc các loại hoa văn tinh xảo nhằm thể hiện tinh thần của công trình.

Chi tiết chạm khắc hoa văn được sử dụng chủ yếu là hình rồng, mây vờn hay hoa lá. Tất cả những hoa văn được chạm khắc đồng điều với cột cái, cột quân và cột nghiêng. Đây chính là nét đặc trưng trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền của người Việt.

Những được nét chạm khắc tinh xảo không chỉ thể hiện tinh thần của ngôi nhà mà còn là nét văn hóa đẹp trường tồn cùng thời gian của người Việt. Nó lưu giữ cái hồn quê bình dị và đầm ấm cũng như thể hiện sự tinh tế và khéo léo của những người nghệ nhân điêu khắc.

Tại sao nên chọn nhà gỗ đẹp trong sử dụng

Ưu điểm khi chọn sử dụng nhà gỗ đẹp

Không chỉ nổi bật về kiến trúc, cấu trúc tỉ mỉ, bền vững mà một ngôi nhà gỗ đẹp còn nổi trội bởi những ưu điểm cực kỳ tốt khi các bạn sinh hoạt ở đó mang đến một không gian sống lý tưởng, thoải mái. Vậy những ưu điểm của ngôi nhà gỗ đẹp mang lại là gì? Hãy cùng tìm hiểu đó là gì nhé .

  • Tính năng cách âm, cách nhiệt tốt: Nhà gỗ có khả năng giữ nhiệt tốt hơn so với nhà xây bằng các vật liệu khác như bê tông hay gạch. Điều này giúp giữ ấm cho căn nhà trong mùa đông và giữ mát trong mùa hè. Ngoài ra, gỗ còn có tính năng cách âm tốt hơn, giúp ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài xâm nhập vào không gian sống bên trong.
  • Tính thẩm mỹ: Nhà gỗ mang lại cảm giác ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên. Gỗ còn có đặc tính độc đáo và có thể được chế tác thành nhiều hình dạng và kiểu dáng khác nhau, giúp cho ngôi nhà trở nên độc đáo và thu hút sự chú ý.
  • Tính bền vững: Gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo và thân thiện với môi trường. Những ngôi nhà được xây dựng từ gỗ thường có tuổi thọ lâu hơn so với các ngôi nhà xây bằng các vật liệu khác.
  • Tính linh hoạt: Gỗ là một vật liệu dễ chế tác và có thể được cắt, khoan, đục và đóng kết hợp với nhau dễ dàng. Điều này cho phép thiết kế và xây dựng nhà gỗ với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau.
  • Tính kháng chịu đối với các tác động từ môi trường: Gỗ có khả năng chống lại sự tàn phá của côn trùng và nấm mốc, giúp gia tăng tuổi thọ của ngôi nhà. Ngoài ra, gỗ còn có khả năng chịu đựng tốt hơn đối với các tác động từ thiên nhiên như độ ẩm cao và độ mặn của môi trường biển.

Các loại nhà gỗ đẹp cổ truyền và bộ phận của ngôi nhà gỗ đẹp điển hình

Có mấy loại nhà gỗ đẹp thường gặp

Theo lối sống và kiến trúc đặc trưng của người Việt Nam từ xuaư đến nay thì thường làm nhà theo số lẻ là chủ yếu:

  • Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;
  • Nhà 3 gian;
  • Nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;
  • Nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;
  • Nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái:

Các  bộ phận của ngôi nhà gỗ đẹp điển hình

Quá trình lắp dựng nhà gỗ đẹp của nhà gỗ Tài Lộc rất tỉ mỉ và cầu kì, kiểu cách được chỉ đạo bởi nghệ nhân Đỗ Khắc Long 74 tuổi nhiều kinh nghiệm cùng đội ngũ thợ lâu năm lành nghề với các công trình kiến trúc nổi tiếng. Quá trình được thực hiện chỉnh chu, sát sao gồm nhiều bộ phận nhỏ tạo nên một ngôi nhà gỗ đẹp vững chãi, chất lượng, trường tồn theo năm tháng.

  • Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:
  • Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột cái là câu đầu.
  • Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái.
  • Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.
  • là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:
  • Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các cột cái của khung;
  • Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.
  • Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:
  • Kẻ ngồi loại kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;
  • Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.
  • Bảy hay bảy hậu hoặc bảy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thìtiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bảy hiên.
  • Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).
  • Con rường hay chồng rườnglà các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
  • Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi làtrụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.
  • Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:

  • Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.
  • Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.
  • Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
  • Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
  • Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.
  • Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
  • Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

Các kết cấu mái:

  • Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
  • Dui hay rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.
  • Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.
  • Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
  • Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

Các chi tiết kiến trúc khác của ngôi nhà gỗ đẹp là:

  • Cửa bức bàn
  • Con tiện
  • Dạ tàu
  • Đầu đao

Căn nhà gỗ đẹp Việt cổ truyền có thể làm theo:

  • Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc, hay theo hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính. hoặc hình thức 8 mái chồng diêm.

Một số kiên trúc nhà gỗ đẹp

Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

  • Nhà gỗ Tài Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • Đến nay nhà gỗ Tài Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
  • Nhà gỗ Tài Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
  • Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Đỗ Khắc Long đã thành lập Nhà gỗ Tài Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
  • Xưởng nhà gỗ Tài Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm ở Lô 3 Đường Đại Lợi- KCN xã Canh Nậu- Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
  • Tài Lộc với quy mô 6 xưởng sản xuất có diện tích 3000m2 và hơn 100 công nhân, được làm theo tổ đội chuyên trách khác nhau, hướng đến sự chuyên nghiệp và chuyên môn sâu.
  • Nhà Gỗ Tài Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
  • Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Tài Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quá trình lắp dựng nhà gỗ đẹp . Đây là một giai đoạn đánh dấu những cột mốc hoàn thiện chuẩn bị hoàn thiện nhà gỗ. Nếu quý vị và các bạn cũng đang mong muốn thực hiện một căn nhà gỗ cổ truyền cho riêng mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn và đặt hàng thực hiện công trình.

Thông tin về nhà gỗ Tài Lộc

Hotline/Zalo: 0971 485 666 hoặc 0974 573 888

Website: https://nhagotailoc.com/

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Đỗ Khắc Long

Xưởng sản xuất: Lô 3 Đường Đại Lợi- KCN xã Canh Nậu- Thạchi Thất, Hà Nội

>Tham khảo: những video hay về nhà gỗ cổ  Bắc Bộ

Tham khảo: những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp